gtag('config', 'G-7F83NJBRRF');

Thanh chắn giường – Công cụ cứu tinh trong giai đoạn bé tập lẫy

Đăng ngày 21/12/2023 lúc: 17:17

Giai đoạn bé biết lẫy là cột mốc phát triển vô cùng quan trọng trong quãng thời gian đầu đời của bé. Nhưng để đảm bảo bé có một không gian tập lẫy an toàn, phát triển tốt theo cách tự nhiên nhất, mẹ nên lắp đặt thanh chắn giường để bé thoả sức thực hiện lẫy tốt. 

Thời điểm tập lẫy cho con

Lẫy là một trong những giai đoạn phát triển vô cùng quan trọng của trẻ, đây được coi là bước đầu tiên giúp bé có thể tự dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác. Một số bé biết lẫy khi mới 3 tháng tuổi, một số bé khác có thể biết lẫy trễ hơn khi bắt đầu lẫy từ 4 – 5 tháng tuổi, các bé sinh non có thể biết lẫy muộn hơn hẳn. Bên cạnh đó, có một số bé sẽ bỏ qua giai đoạn này để chuyển tiếp tới giai đoạn biết ngồi, biết bò. 

Công cụ hỗ trợ tốt nhất cho ba mẹ trong thời gian bé tập lẫy đó là thanh chắn giường
Công cụ hỗ trợ tốt nhất cho ba mẹ trong thời gian bé tập lẫy đó là thanh chắn giường

Khi bé làm quen với các động tác lẫy, bé không chỉ được rèn luyện phát triển vận động mà còn hỗ trợ bé chuẩn bị tiến sang giai đoạn biết ngồi, biết bò. Đây là bước vô cùng quan trọng để con phát triển sau này, vì lúc này, bé sẽ có thể tiếp cận mọi thứ xung quanh theo cách hoàn toàn mới, tầm nhìn được mở rộng hơn, có khả năng quan sát môi trường xung quanh với đa dạng góc độ khác nhau. 

Bên cạnh đó, quá trình tập lẫy sẽ giúp con hạn chế được tình trạng bẹp đầu, vì khi bé nằm quá nhiều, chứng bẹp đầu là điều khó tránh khỏi. Do đó, các mẹ cần quan sát kỹ càng để nhận biết thời điểm trẻ tập lẫy và có cách tập con cho con lẫy đúng cách và hiệu quả nhất.

Với tư thế nằm nghiêng, mẹ đỡ lưng bé để giúp bé lật người qua sang phía bên phải hoặc bên trái
Với tư thế nằm nghiêng, mẹ đỡ lưng bé để giúp bé lật người qua sang phía bên phải hoặc bên trái

Dấu hiệu nhận biết con có thể lẫy

Dựa theo những dấu hiệu thường gặp khi con biết lẫy, ba mẹ hãy chú ý tập lẫy cho con nếu con có những dấu hiệu dưới đây: 

  • Dấu hiệu 1: Khi mẹ đặt bé nằm sấp, bé có thể tự nhấc đầu dậy và có thể tự nhấc đầu dậy, phần tay của bé có thể nâng đỡ phần đầu và ngực hướng lên trên
  • Dấu hiệu 2: Khi bé nằm ngửa, hai chân có thể hướng lên phía trước hoặc thường xuyên nhấc phần bàn chân lên để đung đưa qua lại 
  • Dấu hiệu 3: Đến giai đoạn bé rất thích nằm nghiêng, bởi lúc này trong não bé đã hình thành ý thức về việc lẫy 
  • Dấu hiệu 4: Khi đặt bé nằm sấp, bé có động tác bơi bằng 2 tay 
  • Dấu hiệu 5: Khi bé nhìn thấy một đồ vật ở gần, bé có thể dịch chuyển 
Bé chơi an toàn khi có thanh chắn giường
Bé chơi an toàn khi có thanh chắn giường

Lưu ý khi cho trẻ tập lẫy

Mỗi bé sẽ bước vào giai đoạn lẫy khác nhau do nhiều yếu tố tác động tới bé như: cân nặng, tính cách, sức khoẻ. Vì vậy, khi chưa thấy con bước vào giai đoạn biết lẫy sớm, các mẹ đừng nên quá hoảng loạn. Dù vậy, khi con được 3 tháng tuổi trở đi, mẹ không nên để bé nằm một mình trên giường, trên ghế sofa hoặc những nơi cao. Nếu để bé nằm trên giường một mình, mẹ nên lắp đặt thanh chắn giường nhằm tạo nên hàng rào chắn bảo vệ bé an toàn, tránh tình trạng bé bị ngã nhào xuống giường hoặc bị kẹt vào khe giường. Mẹ nên chú ý rằng chỉ cần cú ngã nhào bất ngờ của con lúc này cũng có thể khiến bé gặp phải tai nạn lớn. Việc lắp đặt thanh chắn giường là việc cần thiết cho mỗi gia đình có con nhỏ trong giai đoạn tập lẫy, tập bò. 

Bé trong giai đoạn tập lẫy, tập bò cần được quan sát cẩn thận, ba mẹ nên trang bị những dụng cụ bảo đảm an toàn nhất như thanh chắn giường
Bé trong giai đoạn tập lẫy, tập bò cần được quan sát cẩn thận, ba mẹ nên trang bị những dụng cụ bảo đảm an toàn nhất như thanh chắn giường

Để giúp các trẻ tập lẫy đúng với độ tuổi quy định, các mẹ nên thường xuyên cho con tập dần các bài tập phát triển cơ bằng cách cho con thực hiện tummy times (mẹ nên cho bé nằm sấp mỗi ngày). Bài tập này rất quan trọng bởi vì nó giúp cho bé yêu phát triển các cơ xương cổ, cơ xương đầu và xương sống. Ngoài cách này ra, mẹ có thể ôm bé ngang hông của mình, để mặt của bé hướng lên trên.

Khi trẻ vừa ăn no, mẹ không nên cho con học lẫy, bởi điều này có thể ảnh hưởng tới dạ dày và quá trình tiêu hoá của bé nhỏ. Ngoài ra, khi mẹ nhận thấy bé có dấu hiệu quấy khóc, mệt mỏi, mẹ không nên cho con tập lẫy. Mẹ nên cho con tập lẫy trong không gian thoáng đãng để con thực hiện tập các động tác lẫy theo cách an toàn và thoải mái nhất. Không gian có thanh chắn giường làm hàng rào bảo vệ bé rất thích hợp để bé tự tập lẫy, bởi thanh chắn giường có cấu tạo từ thanh chắn thép an toàn kết hợp lớp bọc xốp ở thanh phía trên kèm vải lưới thoáng đãng để ba mẹ có thể quan sát bé từ ngoài vào. 

Xem thêm nhiều mẫu thanh chắn giường bảo vệ bé an toàn trong giai đoạn tập lẫy

Sử dụng thanh chắn giường giúp bảo vệ con an toàn trong thời gian tập lẫy

Một trong những công cụ bảo vệ bé an toàn trong giai đoạn tập lẫy đó là thanh chắn giường, là biện pháp để tránh tình trạng bé ngủ không lăn ra khỏi giường dẫn đến tình trạng chấn thương đáng tiếc. Thanh chắn giường giúp mẹ hoàn toàn yên tâm hơn khi ngủ riêng một mình. Từ đó tập cho bé luôn được an toàn đặc biệt trong giai đoạn tập lẫy, tập bò. Khi các bé biết lẫy, chỉ cần bé không tập trung quan sát có thể dẫn đến tai nạn không lường trước. 

Thanh chắn giường tạo không gian riêng tư cho bé ngay từ khi còn nhỏ
Thanh chắn giường tạo không gian riêng tư cho bé ngay từ khi còn nhỏ

Trên đây là một số thông tin trong giai đoạn bé tập lẫy, đây là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của bé. Ba mẹ hãy lưu ý những vấn đề trên để bé được an toàn và phát triển một cách tự nhiên và tốt nhất nhé.

Chưa có bình luận nào !!!