Quây cũi nhựa là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời giúp tạo ra một không gian an toàn cho trẻ nhỏ 8 tháng tuổi chơi đùa và phát triển. Để tận dụng tối đa lợi ích từ quây cũi nhựa, ba mẹ có thể phát triển các hoạt động bổ trợ giúp trẻ phát triển cả về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức và xã hội. Ba mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây để theo dõi những phát triển trong giai đoạn trẻ 8 tháng tuổi nhé !
Trẻ 8 tháng tuổi biết làm những gì ?
Trẻ 8 tháng tuổi biết làm gì là thắc mắc của bậc cha mẹ khi có con ở độ tuổi này. Thông thường, khi đến giai đoạn này, bé yêu sẽ khiến ba mẹ rất bận rộn, hai bàn tay trẻ hoạt động liên tục, thích thú bò và di chuyển để khám phá những ngóc ngách nhỏ trong ngôi nhà nhỏ của mình…. Trẻ 8 tháng tuổi sẽ có những sự phát triển vượt bậc về mặt thể chất và cả nhận thức.
Về mặt thể chất, trẻ có thể ngồi vững mà không cần sự hỗ trợ từ người thân. Nhiều bé bắt đầu bò, và tiến đến giai đoạn chập chững biết đứng khi bám vào đồ vật. Đây là những bước quan trọng khi trẻ chuẩn bị cho việc tập đi.
Về mặt nhận thức, giai đoạn 8 tháng là khi bé trở nên tò mò và thích thú khám phá những đồ vật xung quanh. Trẻ rất tò mò và thích khám phá các đồ vật bằng cách lắc, đập, ném hoặc đưa vào miệng, giúp trẻ hiểu về đặc tính và chức năng của các vật thể xung quanh. Trẻ cũng bắt đầu hiểu rằng hành động của mình có thể tạo ra kết quả, như lắc một món đồ chơi để nó phát ra âm thanh. Khả năng ghi nhớ và nhận diện của trẻ cũng phát triển khi trẻ có thể nhớ lại các sự kiện ngắn hạn và nhận ra những gương mặt quen thuộc và đồ vật thân thuộc.
Quây cũi nhựa giúp bé phát triển thể chất thông qua vận động cơ bản
Bò và di chuyển
Ba mẹ có thể đặt các món đồ chơi ở các vị trí khác nhau trong quây cũi để khuyến khích trẻ bò và di chuyển, giúp tăng cường cơ bắp và khả năng phối hợp của trẻ. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển cơ bắp mà còn kích thích sự tò mò và ham muốn khám phá của trẻ. Sử dụng gối mềm hoặc khối bọt biển để tạo ra các chướng ngại vật nhỏ mà trẻ có thể bò qua hoặc quanh cũng là một cách hiệu quả để phát triển kỹ năng vận động và khả năng giải quyết vấn đề.
Tập đứng và bám đứng
Đặt đồ chơi ở các độ cao khác nhau để khuyến khích trẻ bám vào quây cũi và đứng lên, giúp trẻ phát triển cơ bắp chân và cải thiện khả năng thăng bằng. Việc này không chỉ hỗ trợ sự phát triển cơ bắp mà còn giúp trẻ làm quen với việc đứng và chuẩn bị cho giai đoạn tập đi.
Tham khảo nhiều mẫu quây cũi nhựa giúp bé bám vững khi tập đi: https://quaycuichobe.com/
Cầm nắm và điều khiển đồ vật
Cho bé tiếp xúc với các đồ chơi nhỏ như bóng nhựa, gấu bông vừa tay để trẻ cầm nắm và chơi đùa, giúp phát triển cảm giác và khả năng cầm nắm. Khuyến khích trẻ chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia để phát triển kỹ năng vận động tinh và khả năng phối hợp. Đây là bước quan trọng giúp trẻ phát triển sự khéo léo và khả năng điều khiển chính xác của bàn tay.
Quây cũi nhựa giúp bé phát triển ngôn ngữ
Cha mẹ có thể ngồi bên ngoài quây cũi và trò chuyện hoặc hát với trẻ, khuyến khích trẻ bập bẹ và đáp lại âm thanh của bạn. Đây là cách tuyệt vời để phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp. Sử dụng sách tranh và các đồ chơi phía trong quây cũi nhựa nhằm phát ra âm thanh hoặc nhạc để khuyến khích trẻ bập bẹ và tương tác. Hãy miêu tả các hình ảnh và âm thanh để trẻ học từ mới và phát triển vốn từ vựng.
>>> Đọc thêm: Trẻ phát triển thể chất và cảm xúc như thế nào trong giai đoạn 7 tháng tuổi
Quây cũi nhựa giúp bé tăng cường nhận thức với thế giới xung quanh
Khám phá đồ vật
Các đồ chơi có thể lắc, đập, xoay, hoặc mở ra đóng lại như tấm đồ chơi trong quây cũi nhựa để trẻ khám phá, giúp trẻ hiểu về đặc tính và chức năng của các vật thể. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động mà còn kích thích trí tò mò và khả năng khám phá của trẻ. Đặt các khối xếp hình hoặc đồ chơi phân loại hình dạng trong quây cũi để trẻ thử xếp và phân loại, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng nhận thức về hình dạng và màu sắc.
Tăng khả năng tương tác với người lớn và trẻ khác
Ba mẹ nên dành thời gian ngồi cùng trẻ trong quây cũi nhựa và chơi đùa cùng nhau, giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội và tạo sự gắn bó tình cảm. Nếu có thể, cho trẻ chơi cùng anh chị em hoặc bạn bè trong quây cũi dưới sự giám sát của người lớn, giúp trẻ học cách tương tác xã hội và chia sẻ. Trẻ sẽ học cách thể hiện cảm xúc và phản ứng với cảm xúc của người khác, điều này rất quan trọng cho sự phát triển tình cảm và xã hội của trẻ.
Bắt chước và học hỏi
Trẻ thường bắt chước các hành vi và biểu cảm của người lớn, vì vậy hãy thực hiện các biểu cảm mặt khác nhau hoặc hành động đơn giản và khuyến khích trẻ bắt chước theo. Điều này giúp trẻ học hỏi và phát triển các kỹ năng xã hội cũng như khả năng giao tiếp.
Các hoạt động bổ trợ với quây cũi nhựa không chỉ giúp trẻ vui chơi mà còn tạo ra môi trường học tập phong phú, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức và xã hội. Hãy luôn đảm bảo giám sát trẻ khi chơi và thay đổi các hoạt động để giữ cho trẻ luôn hứng thú và được kích thích phát triển theo nhiều cách khác nhau. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và đạt được các cột mốc phát triển quan trọng trong giai đoạn đầu đời.
Thông tin người gửi
Chưa có bình luận nào !!!